0962.825.318

Điện thoại hỗ trợ

Giới thiệu về công ty

Điện lạnh đông anh

cuoc-dua-ban-le-dien-may-ke-tam-lang-nguoi-nua-can

Cuộc đua bán lẻ điện máy: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Những tưởng, thị trường bán lẻ điện máy đã đến thời bão hòa khi mà hàng loạt các tên tuổi đình đám một thời phải chấp nhận rời bỏ cuộc chơi. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia thị trường Việt Nam vẫn là một miếng bánh lớn chưa kịp khai thác với lĩnh vực điện tử, điện máy.

Với mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9% theo nhận định của hãng GFK, không có gì là ngạc nhiên khi nhiều nhà bán lẻ điện máy lớn trên thị trường vẫn rất tham vọng trong cuộc đua mở chuỗi hệ thống, để sớm giành giật từng miếng bánh của thị trường.

Cuộc đấu cân não tầm cao

Điển hình, nếu như đại gia tỷ USD đình đám của thị trường bán lẻ là Thế giới Di động mở rộng chuỗi Điện Máy Xanh, lên con số gần 100 điểm bán trên cả nước, thì tại miền Bắc ông lớn Trần Anh cũng tiếp tục công bố kế hoạch mở thêm 12 đại siêu thị điện máy, tập trung ở miền Bắc và miền Trung và nâng tổng số lên 35 trung tâm.

Với một thị trường khó tính và có tính sàng lọc cao, việc lựa chọn chiến lược kinh doanh thế nào để tạo nên ưu thế là bài toán đầy thách thức đặt ra với các ông chủ điện máy. Bởi vậy, cuộc đua trên thị trường này được các chuyên gia nhận định là một cuộc đấu “tầm cao”. Các hãng không chỉ đơn thuần phô trương thanh thế bằng việc chạy đua mở hàng loạt các siêu thị, mà còn là cuộc đấu cân não để định hình và theo đuổi chiến lược, mô hình phát triển cho phù hợp.

Được xem là tên tuổi mới nổi nhưng rất đáng gờm, Điện Máy Xanh vẫn kiên định với quy mô nhỏ và tầm trung. Trung bình, một trung tâm của Điện Máy Xanh có diện tích rộng chỉ 800m2 – 1000m2, trong khi diện tích chuẩn của một đại siêu thị điện máy là 4.000 – 5.000m2 cho diện tích bày bán và tổng diện tích có thể lên tới 10.000m2.

Ước tính, chi phí trung bình cho một trung tâm Điện Máy Xanh sẽ vào khoảng từ 6 – 10 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, cùng với định hướng mở rộng về các tỉnh lẻ, Điện Máy Xanh dễ dàng mở rộng quy mô, phủ điểm trên địa bàn cả nước, dễ quản lý và vận hành đồng thời tối ưu chi phí kinh doanh.

Song không chỉ "lính mới" này theo đuổi mô hình trên, mà xem ra chiến lược “nhỏ nhưng có võ” được khá nhiều đại gia khác lựa chọn. Điển hình như một vài cửa hàng vừa mới khai trương của MediaMart cũng chỉ có diện tích từ 700 – 1500m2, hay như Điện máy Thiên Hòa phía Nam cũng đang chạy thử nghiệm mô hình cửa hàng nhỏ. Với quy mô nhỏ, không đầu tư nhiều cho hạ tầng các dịch vụ tiện ích đi kèm như bãi đỗ xe, khu trải nghiệm, không gian trưng bày sản phẩm… đây là lợi thế cho các hãng lựa chọn mô hình này.

Trong khi đó với Trần Anh, từ quy mô của một cửa hàng bán lẻ máy tính nhỏ, hãng này mở rộng bán thêm các mặt hàng điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng. Song không dừng lại ở đó, Trần Anh mở rộng thêm quy mô và nhanh chóng định hình hướng đi mới, sau khi hợp tác chiến lược với hãng bán lẻ nổi tiếng của Nhật Bản – tập trung phát triển các đại siêu thị.

Khác biệt có lạc lối?

Liệu Trần Anh có “lội ngược dòng” khi mà nhiều đại gia khác lựa chọn mô hình quy mô nhỏ? Ông Ngô Thành Đạt - Giám đốc Marketing Hệ thống Trần Anh tiết lộ thông tin là với 12 điểm bán mới được mở, nâng tổng số hệ thống lên 35 điểm bán, Trần Anh đã có mặt tại 21 tỉnh thành. Hãng này đặt mục tiêu năm 2016, Trần Anh sở hữu 40 đại siêu thị điện máy.

Không phải là bài toán đơn giản cho 40 đại siêu thị, khi ông chủ Trần Anh phải thêm rót hàng chục tỷ. Không ít người tỏ ý lo ngại về sự “lạc lối” của Trần Anh trong chiến lược phát triển doanh nghiệp khi một mình một ý đi theo hướng mở rộng đại siêu thị?

Nếu như Điện Máy Xanh tận dụng lợi thế tiềm lực tài chính dồi dào của Thế giới Di động để bứt phá, thì Trần Anh lại có thế mạnh về cả vốn và kinh nghiệm quản trị. Lựa chọn hợp tác với Nojima của Nhật Bản, Trần Anh đã có những nước cờ mới, phủ điểm tại miền Bắc và miền Trung. Hãng này tham vọng, sẽ trở thành hệ thống siêu thị điện máy có doanh thu và quy mô đứng số 2 ở Việt Nam.

Theo một chuyên gia trong ngành, kinh doanh bán lẻ thì yếu tố quan trọng nhất là mặt bằng, trong khi các vị trí đẹp không nhiều nên không nhanh chân sẽ rất dễ bị các doanh nghiệp khác chiếm mất. Việc mở rộng hệ thống đại siêu thị tại các tỉnh của Trần Anh có lẽ cũng để thực hiện chiến lược này.

Ông Đạt cho biết, mặc dù việc mở siêu thị với quy mô rộng, chi phí là rất lớn, nhưng Trần Anh chấp nhận hi sinh chi phí để cung cấp các dịch vụ, tiện ích mà siêu thị diện tích nhỏ không thể đáp ứng được như: khu vui chơi dành cho trẻ em, khu trải nghiệm sản phẩm, khu đậu đỗ xe rộng rãi…

“Doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng đều phải đặc biệt quan tâm tới bài toán kiểm soát chi phí và tối ưu hiệu quả trên từng điểm bán. Trần Anh giải bài toán này không phải bằng cách co nhỏ diện tích mặt bằng khiến khách hàng cảm thấy không được thỏa mãn, mà sẽ tối ưu chi phí bằng mô hình tổ chức, hiệu quả tồn kho, sự hài lòng của khách hàng và chính sách thúc đẩy nhân viên" - đại diện của DN này cho biết.

Bình luận (1)
an
An
15 January 2017
Test
Viết bình luận
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÔNG ANH. GPDKKD: 0103118363 Do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 12 năm 2008.
Địa chỉ: Thôn Ngọc Giang, Xã Vĩnh Ngọc, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 0243.9541235. Email: dienlanhdonganh@gmail.com